Monday, 25 June 2018

Các phương pháp đánh bóng đầu tượng

Có nhiều cách đánh bóng đầu tượng khác nhau, theo khối hoặc tả chất, tức là đánh bóng để cho rõ khối hoặc chỉ để tả lên chất liệu thạch cao tùy theo yêu cầu của mỗi trường khi tuyển sinh.
- Đánh bóng để lên khối: Thường trú trọng đến diện khối và sắc độ đậm nhạt của khối. Các diện phân tách nhau rõ rệt và không bị dính vào nhau.



Việc diễn đạt mảng bằng độ đậm nhạt của nét cũng rất quan trọng



Mảng ở trong cách đánh bóng theo khối bị chi phối bởi nét đậm nhạt, nếu nét quá đều và cứng sẽ tạo nên sự cứng nhắc, các nét như viền dây thép là điều nên tránh. Tốt nhất các nét nên mềm mại và nên đi nhiều nét, khi đánh bóng nét sẽ chìm vào trong khối và tạo nên mảng (xem hình bên trên ). Nhiều bạn khi vẽ thường cố viền cho đậm nét lên, mục đích cho mảng tách nhau nhưng đó là cách làm sai lầm.


- Đánh bóng để lên chất thạch cao: Đây là cách lên khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và kĩ thuật. Hiệu quả mà nó đem lại về không gian và khối là cực kì tốt. Cách lên khối tả chất ngoài việc lên chi tiết cho tượng thì còn phải lên cả không gian xung quanh ( phần nền bao quanh ). 



- Kĩ thuật đánh bóng tượng :
+ Kĩ thuật đánh bóng đan nét: các lớp sắc độ chồng chéo lên nhau tạo độ đậm nhạt mà không bị bết



+ Kĩ thuật đánh bóng 1 chiều: Tất cả các nét đánh bóng  đều theo một chiều, độ đậm nhạt được phủ thêm các lớp theo hướng nghiêng hơn nhưng vẫn theo một chiều nhất định.



+ Kĩ thuật bôi,di, làm nhòe: Áp dụng ở các vùng giao thoa sáng tối, làm cho bước chuyển sắc độ êm và không bị đột ngột


Ngoài ra còn áp dụng trong việc phân tách vùng tối với nền bên ngoài

No comments:

Post a Comment